Chuyện về những ngư dân kiên cường ở Lý Sơn

25-04-2015 - 9:12 | Tỏi Lý Sơn

– Người hai lần, người ba – bốn lần bị tàu cá Trung Quốc tấn công, bị cướp hết ngư lưới cụ, bị thương nguy hiểm đến tính mạng… nhưng những ngư dân Lý Sơn vẫn kiên cường bám biển.

Từ bao đời nay, người dân Lý Sơn đã có mặt trên những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam như Trường Sa, Hoàng Sa. Ngày nay, sự kiên cường bám biển của ngư dân Lý Sơn trên những vùng biển đó đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ đất liền và trên biển.

Thuyền trưởng Lê Tân năm nay 60 tuổi. Ông nổi tiếng là một trong những thuyền trường kỳ cựu và kiên cường. Đi biển từ khi mới chưa đầy 20 tuổi, ông Tân đã từng bị tàu Trung Quốc tấn công, bị bắt, tịch thu tàu, cướp cá, thậm chí bị chúng đánh đập gây thương tích nhiều lần. Tuy nhiên, tất cả những điều đó không làm ông nhụt chí.

Lần đầu tiên ông Lê Tân bị bắt là khoảng tháng 7 năm 2006. Khi đó, ông đang cùng các thuyền viên đánh bắt cá tại khu vực gần đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) thì bị một chiếc tàu lớn của Trung Quốc đuổi theo. Những người mặc đồ rằn ri có trang bị súng máy đã nhảy lên tàu, dùng súng uy hiếp và yêu cầu mọi người chạy về phía con tàu lớn của chúng đang neo ở đằng xa.

Thuyền trưởng Lê Tân và các thủy thủ trên tàu bị nhốt vào một chỗ, bỏ đói cả ngày. Sau khi lục soát toàn bộ tàu, chúng bắt tất cả lăn tay vào một số giấy tờ có chữ Trung Quốc, ai phản ứng sẽ bị đánh đập dã man rồi mới thả cho về.

Trở về với hai bàn tay trắng và những vết thương, nhưng khi bình phục, ông Tân lại tìm cách trở lại biển khơi. Ông mua chịu một con tàu cũ, tiền trả tàu sẽ được trừ dần bằng cá, rồi vay mượn tiền sửa sang lại con tàu, đến đầu năm 2007 lại tiếp tục ra khơi, đánh bắt cá trên ngư trường Hoàng Sa.

Nhưng ngay lần đầu tiên trở lại với biển khơi, ông lại bị tàu Trung Quốc bắt lần nữa, bị lấy hết dầu, hết ngư lưới cụ. Tuy nhiên, với bản lĩnh kiên cường, không muốn chiếc tàu mới lần đầu tiên ra biển đã phải trở về tay không, thuyền trưởng Lê Tân quyết định gặp những tàu cá khác để vay từng can dầu, rồi ở lại đánh bắt cá tiếp.

Nhưng rồi, một lần nữa, ông lại bị một nhóm người trang bị vũ trang bắt. Chúng cướp hết cá trên tàu, lấy hết cả máy dò, định vị, ngay cả bình ga, nồi nấu cơm chúng cũng lấy hết, không để lại cái gì.

Bị bắt hai lần trong một chuyến đi biển quả là quá kinh khủng với một người ngư dân. Vừa đau đớn về thể xác, vừa thiệt hại nặng nề về kinh tế. Ấy thế mà, con người kiên cường ấy vẫn không rời nhiệm vụ.

Trong một lần đi biển hồi cuối năm 2010, tàu của ông Lê Tân đang đánh bắt cá gần khu vực đảo Phú Lâm lại bị bắt cùng với nhiều tàu cá khác, và lại bị nhóm người Trung Quốc cướp hết ngư lưới cụ. Cả đoàn mấy chiếc tàu, cuối cùng chỉ được thả về trên một con tàu nhỏ của ông Tân.

Ngoài những lần bị bắt, bị đánh đập thì những lần tàu của ông Tân bị tàu Trung Quốc tấn công, xua đuổi cũng không ít. Vậy nhưng, khi được hỏi “đi biển bị bắt nhiều như vậy có sợ không?”, ông Tân thản nhiên bảo: “Chúng tôi phải tiếp tục đi chứ, đi để đánh bắt cá kiếm sống nuôi gia đình, đi để giữ biển cha ông. Chúng thu tàu thì tôi và anh em gom tiền đóng tàu khác, chúng thu thiết bị chúng tôi lại góp tiền mua cái khác”.

Cũng như ông Tân, ông Bùi Cử, năm nay 65 tuổi, là một ngư dân đã trải qua mấy chục năm đi biển. Những năm gần đây, tàu cá của ông nhiều lần bị tàu Trung Quốc xua đuổi, tấn công khi đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, một ngư trường truyền thống.

 

tau ca

Nhớ biển, nhớ những chuyến đi đầy sóng gió, nguy hiểm nhưng đáng tự hào, ông Cử thỉnh thoảng ra ngồi trên con thuyền ngóng ra biển khơi


Gặp phóng viên khi đang ngồi trên một con tàu nhỏ ở biển Lý Sơn, ông Cử nhớ lại: “Trước đây tôi có tàu riêng, rất nhiều lần bị tàu cá của Trung Quốc xua đuổi ra khỏi ngư trường truyền thống Hoàng Sa. Tàu của tôi bị phá hủy nhiều lần, bị lấy hết ngư lưới cụ, bị chặt vào dây neo… Lần bị thiệt hại nhiều nhất tôi mất khoảng 200 triệu. Tôi bị nó bắt hai lần rồi lại thả ra. Còn việc tàu của nó chèn ép thì không biết bao nhiêu lần mà kể.”

Cũng như thuyền trưởng Lê Tân, ông Bùi Cử bình thản nói: “Chúng tôi không sợ, vẫn cố bám biển, vẫn đánh cá. Khi nó đuổi thì chạy, nó không đuổi thì quay lại đánh cá tiếp. Tại sao lại phải sợ? Đó là biển của mình cơ mà?”

Bây giờ, ông Cử vì lớn tuổi nên đã nghỉ không đi biển nữa. Nhớ biển, nhớ những chuyến đi đầy sóng gió, nguy hiểm nhưng đáng tự hào,  thỉnh thoảng ông lại ra ngồi trên con thuyền nhỏ nhìn ra khơi. Ông tâm sự: “Không nhớ sao được. Đó là nghề của mình, biển của mình. Mình yêu nghề, yêu biển lắm chứ”

Nối nghiệp cha, con trai ông là Bùi Trải, năm nay 44 tuổi, đang làm thuyền viên trên tàu Dương Thuấn, chuyên đi đánh cá ở Hoàng Sa. Với kinh nghiệm bản thân từng vượt qua nhiều nguy hiểm, ông thường động viên con: “Đó là biển của mình, ông cha mình bao đời đã đánh cá ở đó. Mình có xâm phạm của ai đâu mà sợ!”

Trong chuyến đi thực tế ở đảo Lý Sơn giữa tháng 4 này, đoàn công tác Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và các nhà báo cũng trực tiếp chứng kiến nỗi đau đớn mà ông Phạm Quốc Dũng, sinh năm 1972, ở thôn Đông, Xã An Hải đã phải chịu đựng khi bị tàu lạ đâm va.

Vào đêm 16/4, khi ông đang cùng các thuyền viên khác trên tàu QNG 96011 TS đánh bắt cá thì bỗng bị một tàu lạ đâm mạnh. Cú đâm va khiến tàu của ông bị thủng và suýt bị chìm. Trong khi nhiều thuyền viên bị thương nhẹ, xây xát thì ông Dũng bị thương rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

 

ngu dan

Ngư dân Phạm Quốc Dũng bị thương nặng do tàu lạ đâm va khi đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, vẫn muốn được trở lại biển khơi


Ngay lập tức, thuyền trưởng tàu QNG 96011 TS quyết định trở vào bờ để cấp cứu cho ông Dũng. Sau hai ngày hai đêm, ông Dũng được đưa vào đất liền trong tình trạng rất yếu, được chẩn đoán là dập bàng quang, có nguy cơ vỡ thận.

Đây cũng là lần thứ 2 ông Dũng bị tàu lạ tấn công khi đang tham gia đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Ấy vậy mà, ngay khi đang nằm trên cáng cứu thương, ông Dũng vẫn bình thản cho biết, ông không sợ phải quay trở lại biển dù có nhiều nguy hiểm.

Rồi khi vừa thoát cơn hiểm nghèo sau khi bị cắt đi một một đoạn ruột, trao đổi qua điện thoại, ông Dũng vẫn rất mạnh mẽ. Ông bảo, sau này nếu sức khỏe cho phép, ông sẽ vẫn trở lại biển khơi, trở lại ngư trường truyền thống, nơi mà bao thế hệ cha ông ở Lý Sơn đã kiên cường bám trụ, làm ăn và giữ gìn chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc.

Những ngư dân kiên cường đó của Lý Sơn đã dũng cảm, kiên trì bám biển không chỉ để làm kinh tế, mà còn bởi tình yêu không bao giờ tắt đối với biển đảo Tổ quốc. Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi vẫn là biển đảo của Việt Nam là nhờ những con người như thế.

Xuân Hưng

Thông tin nhà sản xuất - điểm phân phối

CÔNG TY CỔ PHẦN DORI

 

CỬA HÀNG ĐẶC SẢN DORI

ĐIỂM BÁN TỎI LÝ SƠN, TỎI ĐEN LÝ SƠN TẠI TP.HCM

Chi nhánh Dori tại TP. Hồ Chí Minh

(Đây là văn phòng làm việc, không phải cửa hàng nên không ưu tiên bán hàng trực tiếp tại đây. Quý khách vui lòng đặt hàng để chúng tôi giao tận nơi)

ĐIỂM BÁN TỎI LÝ SƠN, TỎI ĐEN LÝ SƠN TẠI TP.QUẢNG NGÃI

Showroom Dori Cẩm Thành

(Bên trong sảnh lễ tân, đường Phạm Văn Đồng)

Tin tức Lý Sơn - Tỏi Lý Sơn liên quan

Nông dân Lý Sơn bội thu vụ tỏi

Nông dân Lý Sơn bội thu vụ tỏi

Những ngày qua, nông dân ở “vương quốc tỏi” Lý Sơn (Quảng Ngãi) rất phấn khởi khi tỏi – cây trồng chủ lực của huyện đảo được mùa lại trúng giá. Vụ tỏi bội thu hứa hẹn sẽ đem lại cho nông dân trên đảo tiền tiêu này nguồn thu nhập khá cao. Từ lâu, tỏi được xem là cây trồng chủ lực của huyện Lý Sơn khi chiếm hơn 70% sản lượng nông nghiệp của toàn huyện. Thời điểm hiện tại, nông dân trên đảo đang tất bật ra đồng để thu hoạch rộ vụ tỏi duy nhất trong …

Xem chi tiết ...

Khó phát triển chuỗi giá trị tỏi sạch Lý Sơn

Khó phát triển chuỗi giá trị tỏi sạch Lý Sơn

VTV.vn – Lần đầu tiên có một dự án phát triển chuỗi giá trị của tỏi sạch Lý Sơn được Sở KH&CN Quảng Ngãi triển khai tuy nhiên, dự án gặp nhiều khó khăn ngay từ bước đầu tiên. Cánh đồng trồng tỏi 1.000m2 thuộc dự án phát triển chuỗi sản xuất tỏi sạch Lý Sơn theo phê duyệt của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Đây sẽ là nơi dành cho Công ty DoRi xây nhà máy chế biến tỏi từ giữa năm 2016. Tuy nhiên, hiện nay, cánh đồng này vẫn trồng tỏi như cũ do tỉnh giao việc giải …

Xem chi tiết ...

Chương trình khuyến mãi đầu xuân 2017

Chương trình khuyến mãi đầu xuân 2017

Trong 2 ngày: 10, 11/2/2017, VUA TỎI LÝ SƠN kính gởi đến quý khách chương trình khuyến mãi thay cho lời chúc tốt đẹp đầu năm. Quý khách mua hàng: – Từ 5 – 10kg được chiết khấu 10% – Trên 10kg được chiết khấu 20% Chương trình chỉ áp dụng cho tỏi Lý Sơn loại nhiều tép và áp dụng tại TP.HCM và khu vực lân cận. Xin chân thành cảm ơn quý khách đã tin tưởng ủng hộ chúng tôi trong thời gian qua. Fan page: https://www.facebook.com/vuatoilyson/ Thông tin nhà sản xuất – điểm phân phối CÔNG TY …

Xem chi tiết ...

Nỗi lo mất thương hiệu tỏi Lý Sơn

Nỗi lo mất thương hiệu tỏi Lý Sơn

“Tỏi Lý Sơn” là một mặt hàng nông sản của huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận thương hiệu nhãn hiệu tập thể từ năm 2009. Thế nhưng, sau khi mặt hàng này được công nhận thương hiệu thì việc bảo vệ thương hiệu lại gặp rất nhiều khó khăn. Từng xảy ra tình trạng trà trộn tỏi từ các địa phương khác vào thương hiệu “tỏi Lý Sơn”. Những người nông dân trồng tỏi trên đảo Lý Sơn đang hết sức lo lắng khi …

Xem chi tiết ...

Tỏi Lý Sơn giá quá cao, nông dân phải tận dụng cả tép còi để trồng…

Tỏi Lý Sơn giá quá cao, nông dân phải tận dụng cả tép còi để trồng…

(DV) Thay vì chỉ sử dụng số tép to bao bọc bên ngoài để trồng như mọi khi, vụ tỏi năm nay, người dân Lý Sơn phải tận dụng cả tép nhỏ, còi cọc bên trong để trồng. Lý do vì giá tỏi tại đảo hiện khoảng 180.000 đồng/kg khô, tăng gấp 3 lần so với những vụ trước đó. Thời gian này, người dân Lý Sơn bắt đầu chuẩn bị để trồng vụ tỏi năm 2016-2017. Ngoài việc thay lớp cát mới, người dân nơi đây cũng đang chuẩn bị giống để trồng. Bà Nguyễn Thị Hưng (46 tuổi, …

Xem chi tiết ...

Lý Sơn: Vào vụ tỏi mới

Lý Sơn: Vào vụ tỏi mới

(BQNG)- Khác với mọi năm, vụ tỏi năm nay người dân Lý Sơn chật vật hơn khi bước vào vụ gieo trồng, bởi thiếu giống và thời tiết thì bất lợi khi mưa dầm dề vào thời điểm xuống giống… Vất vả với tỏi giống Khi mùa hành thứ ba trong năm sắp kết thúc thì cũng là lúc nông dân Lý Sơn lại tất bật cho vụ trồng tỏi duy nhất trong năm. Hầu hết người dân trên huyện đảo đã làm đất, lắp ráp hệ thống tưới tiêu và sẵn sàng giống để tiến hành gieo trồng. Dù …

Xem chi tiết ...

Chấn chỉnh vấn nạn chở tỏi ra Đảo Lý Sơn để trà trộn, lừa người tiêu dùng

Chấn chỉnh vấn nạn chở tỏi ra Đảo Lý Sơn để trà trộn, lừa người tiêu dùng

Ngày 12.11, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng và địa phương tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh hành, tỏi Lý Sơn, trong đó có việc tuyên truyền các chủ tàu vận chuyển hàng hóa ‘nói không’ với việc vận chuyển tỏi từ nơi khác ra đảo Lý Sơn. Tỉnh yêu cầu UBND huyện đảo Lý Sơn kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển tỏi từ đất liền ra đảo, vận động người sản xuất, các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện bảo quản hành, tỏi đảm bảo …

Xem chi tiết ...

Hành Lý Sơn bất ngờ đạt năng suất cao kỷ lục

Hành Lý Sơn bất ngờ đạt năng suất cao kỷ lục

Sản lượng thu hoạch của vụ năm nay đạt từ 700-800 kg/sào (500m2/sào) – đây là lần đầu tiên người trồng hành ở huyện đảo Lý Sơn đạt năng suất cao như vậy. Bà Nguyễn Thị Lệ (41 tuổi, thôn Tây, xã An Vình) cho biết: “Vụ hành năm nay, diện tích 1,5 sào của gia đình đã thu hoạch gần 1.100kg củ”. Một ruộng hành sắp thu hoạch. Tương tự, ông Bùi Thanh Nguyên (45 tuổi, tại thôn Đông, xã An Hải) khoe: “Chưa thấy vụ nào như vụ này, với 2 sào hành trồng, gia đình tôi thu …

Xem chi tiết ...

Lý Sơn: Hành ứ đọng, tỏi khan hiếm

Lý Sơn: Hành ứ đọng, tỏi khan hiếm

(PV)- Bây giờ ở Lý Sơn đang mùa thu hoạch hành vụ hè thu. Hành vụ này được mùa, sản lượng tăng gấp đôi, dẫn đến việc tiêu thụ gặp khó khăn. Ngược lại, tỏi Lý Sơn lại chưa khi nào khan hiếm như hiện nay, đặc biệt là tỏi giống không đủ để duy trì diện tích trồng tỏi như mọi năm. Vụ hành hè thu do thời tiết thuận lợi, nên mỗi sào hành người dân Lý Sơn thu được từ 800 – 1.000kg, cao hơn khoảng 30% so với vụ hành trước đó. Theo nông dân, do …

Xem chi tiết ...

Loạn tỏi đen cô đơn gắn mác Lý Sơn trên thị trường tiêu dùng…

Loạn tỏi đen cô đơn gắn mác Lý Sơn trên thị trường tiêu dùng…

Để hút khách, nhiều cửa hàng bán tỏi đen cô đơn dùng nguyên liệu của Phú Yên, Sơn La, thậm chí cả Trung Quốc để sản xuất, nhưng lại gắn mác Lý Sơn. Tỏi đen Lý Sơn là mặt hàng rất được ưa chuộng, đặc biệt với tỏi đen một tép (còn gọi là tỏi đen cô đơn, tỏi mồ côi) ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lại càng hút khách và đắt đỏ, nên nhiều chủ cở sở kinh doanh để bán được hàng đã gắn mác thương hiệu vùng miền này mặc dù nguồn gốc nguyên liệu …

Xem chi tiết ...