Bệnh dòi đục thân, lá cây hành tỏi là gì?
06-12-2016 - 23:13 | Vua Tỏi Lý Sơn
Những năm vừa qua, nhiều nông dân những vùng trồng hành tỏi khắp cả nước, đặc biệt ở đảo Lý Sơn gặp cảnh khốn khổ do mất mùa. Mà nguyên nhân chính là do một loại dòi đục thân, lá cây hành tỏi. Khiến cây hành tỏi, đang xanh tươi trở nên héo úa và gục chết chỉ trong vòng vài ngày. Dấu hiệu của bệnh hại này trước khi diễn ra gần như không có, tốc độ gây hại rất nhanh và trên diện rộng khiến cho nhiều nông dân không kịp trở tay. Và cũng chính vì thế khiến nhiều cánh đồng mất trắng (hoặc phải trồng lại), còn cuộc sống của người nông dân trồng hành tỏi thì vô cùng bấp bênh.
Chính vì mức độ nguy hiểm của loại dòi này nên gần như cách duy nhất người nông dân đang dùng là khi cây hành tỏi vừa mọc là đua nhau phun thuốc trừ sâu bệnh để đề phòng (mà có thể chưa biết những loại thuốc này dùng có đúng chưa). Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng, sâu bệnh ngày càng kháng thuốc và tiềm ẩn nguy cơ tồn lại lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong cây hành tỏi sau thu hoạch và cả trong mạch nước ngầm mà hằng ngày người dân vẫn đang sử dụng để ăn, uống.
Để gánh vác một phần gánh nặng này với bà con nông dân và quê hương, thời gian qua, chúng tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu về loại sâu bệnh này. Chúng tôi xin mạo muội chia sẻ ở đây để bà con (và những ai quan tâm) cùng xem xét, góp ý, hoàn thiện. Mong muốn của chúng tôi là loại sâu bệnh này sẽ không còn là mối nguy lớn với cánh đồng hành tỏi của bà con nữa. Và đặc biệt là bà con sẽ dùng ít thuốc BVTV hơn để sản phẩm an toàn hơn và sức khỏe của bà con cũng ít bị đe dọa hơn. Những chia sẻ sau là những kiến thức, thông tin chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu, chắt lọc từ nhiều nguồn và hiện đang thử nghiệm tại cánh đồng mẫu của chúng tôi ở Lý Sơn nên chúng tôi cũng mong bà con suy xét kỹ trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về những thiệt hại (nếu có) do việc áp dụng những thông này.
Những con dòi gây hại hành, tỏi này là gì?
Trên thế giới có rất nhiều loài ruồi (dòi) hại cây trồng, trong đó chủ yếu là gây hại cho rau. Qua tìm hiểu ở đề tài nghiên cứu khoa học: “NHỮNG LOÀI RUỒI ĐỤC LÁ TRÊN RAU VÀ ONG KÝ SINH Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG VIỆT NAM – SPECIES COMPOSITION OF AGROMYZID LEAFMINERS AND THEIR PARASITOIDS ON VEGETABLES IN CENTRAL VIETNAM” đăng trên tạp chí BVTV – Số 5/2008 của tác giả Trần Đăng Hòa – Trường Đại học Nông Lâm Huế thì có 5 loại ruồi đục thân, lá chủ yếu: L. sativae, L. bryoniae, L. chinensis, L. huidobrensis và C. horticola. Các bạn tham khảo tại đây: http://www.issaas.org/journal/v15/02/journal-issaas-v15n2-03-dang_hoa_tran.pdf
Còn theo mô tả của người nông dân trồng hành tỏi Lý Sơn và lần theo các thông tin khác, chúng tôi tìm được 1 loài ruồi có tên là: Delia Antiqua chuyên đục thân cây tỏi, hành.
Nguyên nhân có loài ruồi gây hại này là hành giống mang từ đất liền ra đảo (như Ninh Thuận, Khánh Hòa,…) mang theo ấu trùng của loài ruồi này. Chúng sẽ sinh sôi, nảy nở và cứ thế tiếp tục từ mùa này qua mùa khác, tồn tại và gây hại cho cả cây hành và cây tỏi.
Dòi (ruồi) sinh sôi, nảy nở và gây hại cho cây tỏi ra sao?
Đối với cây tỏi, trứng của loài ruồi này tồn tại trong đất và cả trong tỏi giống. Sau khi cây tỏi mọc lên, trứng nở ra thành ấu trùng (con dòi) và tấn công vào bộ rễ hoặc/và củ của cây tỏi.
Sau khi vào trong củ tỏi chúng sẽ ăn các mô trong lòng củ tỏi và thân tỏi làm cho quá trình dẫn nước, chất dinh dưỡng trục trặc hoặc gây thối vùng rễ, củ hoặc các vi khuẩn khác sẽ xâm nhập vào trong củ, thân cây tỏi qua các vết thương. Các nguyên nhân này sẽ làm cho cây tỏi vàng, héo, gục thân xuống, thối rễ, củ và cuối cùng là chết.
Vào cuối chu kỳ phát triển ấu trùng phát triển thành nhộng trong lòng đất và sau đó trồi lên mặt đất và phát triển thành ruồi.
Sau khi thành ruồi, chúng sẽ bay đi và những con ruồi cái sẽ tiếp tục đẻ trứng lên lá, giữa các kẽ lá cây tỏi hoặc chích lỗ rồi đẻ trứng vào trong thân cây hoặc đẻ trứng dưới đất gần thân cây. Trứng sẽ phát triển thành ấu trùng (dòi) và sẽ tiếp tục phá hoại thân cây hoặc chui vào lòng đất, tấn công rễ, củ tỏi.
Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ những gì tìm tòi được về cách diệt loài ruồi này bằng cách hữu cơ và thuốc hóa học. Qua đó mạo muội kêu gọi bà con cùng chung tay để tiêu diệt triệt để loài ruồi hại này.
Chúng tôi xin nhắc lại, bài viết này chỉ với mục đích là chia sẻ kiến thức cá nhân của team kỹ thuật chúng tôi tìm hiểu được, với mong muốn bà con Lý Sơn được bội thu. Chúng tôi mong sẽ nhận được góp ý thêm. Mọi ý kiến đóng góp thêm xin gởi về email: vuatoilyson@gmail.com.
Bài viết thuộc bản quyền của vuatoilyson.com. Xin vui lòng trích dẫn nguồn gốc!
Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của các bạn.
KS. Phạm Văn Công
Bài viết liên quan
Dori – Vua Tỏi Lý Sơn trồng hành tỏi Lý Sơn hữu cơ theo mô hình không dùng đất cát
Tháng 10/2017, Công ty Cổ phần Dori (Vua Tỏi Lý Sơn) đã tiến hành trồng thử nghệm Tỏi Lý Sơn hữu cơ không dùng đất cát tại cánh đồng Rừng Nhợ, thôn Tây xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (sau lưng Công An Huyện Lý Sơn). Quy trình trồng tỏi hữu cơ được Dori – Vua Tỏi Lý Sơn áp dụng như sau: Phương án 2 – thử nghiệm Nông nghiệp hữu cơ – không dùng đất cát cho cây hành tỏi Lý Sơn ——— *Tại sao không dùng đất cát: a. hút cát ngoài biển có …
Dori – Vua Tỏi Lý Sơn trồng hành tỏi Lý Sơn hữu cơ
Tháng 10/2017, Công ty Cổ phần Dori (Vua Tỏi Lý Sơn) đã tiến hành trồng thử nghệm Tỏi Lý Sơn hữu cơ – phương án dùng đất cát. Quy trình trồng tỏi hữu cơ được Dori – Vua Tỏi Lý Sơn áp dụng như sau: 1. Cào bỏ bớt 1 lớp cát cũ trên bề mặt 2. Cào toàn bộ lớp cát pha và cát trắng thành từng hàng (cào qua lấp lại – dùng lại) 3. Rải 1 lượng lớn phân hữu cơ vi sinh (hơn 2 tấn/1000m2; phân được ủ hoại từ phân bò, phân gà và vi sinh vật phân …
Video Tuyến trùng hại rễ, thân cây tỏi Lý Sơn
Chúng tôi vừa phát hiện ra loại tuyến trùng này bò lúc nhúc dưới gốc củ tỏi Lý Sơn bị thối nhũn. Dùng thuốc Tervigo pha nước tưới trực tiếp vào gốc thì thấy chết hẳn tuyến trùng nhưng phun thì ít hiệu quả. Với điều kiện canh tác như hiện tại ở Lý Sơn thì việc tưới thuốc trực tiếp vào gốc rất khó vì trồng hàng cách hàng ngắn và tưới như vậy phát sinh công lao động quá nhiều. Thông tin nhà sản xuất – điểm phân phối CÔNG TY CỔ PHẦN DORIThôn Đông, An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi4300.775.975 …
Tuyến trùng hại rễ, thân cây tỏi
Tuyến trùng là gì? Tuyến trùng gây bệnh hại cây là một loài dịch hại có phổ ký chủ rộng (cây công nghiệp, lương thực, rau, hoa…). Chúng là giun tròn, giun kim hay giun lươn sống trong đất, dưới đáy sông, hồ… Tuyến trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát chúng được thông qua kính hiển vi (kích thước chỉ từ 0,5 – 2 mm). Chúng sống và di chuyển qua mô tế bào cây trồng, chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo nên …
Cách phòng ngừa và trị bệnh dòi đục thân, lá cây hành tỏi
Trong kỳ trước chúng tôi đã nêu tác nhân gây bệnh “dòi đục thân, lá hành tỏi“. Kỳ này chúng tôi xin nêu một vài cách phòng ngừa và điều trị. CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH DÒI ĐỤC THÂN HÀNH TỎI Mặc dù có dùng thuốc nào chăng nữa, nhưng một khi cây hành, tỏi đã bị bệnh rồi thì cũng không phát huy tác dụng triệt để và ít nhiều để lại hậu quả không tốt. Bởi vậy chúng tôi nghĩ bà con nên tập trung cho khâu phòng ngừa là tốt nhất. Bà con nên: Trồng luân canh các cây trồng có đối tượng sâu bệnh khác nhau (hành và …